02:53 06/12/2019
Ngày 1/12/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ Khoa học & Công nghệ; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức “Lễ tổng kết và trao giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học năm 2019” tại Đại học Xây dựng Hà Nội. Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên vinh dự có hai sinh viên đạt giải cao trong cuộc thi này.
10:38 21/05/2019
Tối 15/6 vừa qua, tại rạp Măng Non - thành phố Thái Nguyên, tỉnh Đoàn Thái Nguyên vừa tổ chức lễ trao giải thưởng “Sáng tạo trẻ” tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI năm 2019; tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh năm 2018 và Tuyên truyền ca khúc cách mạng “Theo dấu chân Bác”.
04:35 15/11/2018
Chiều ngày 27 tháng 10 vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, T.W Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Đại học Huế đã tổ chức thành công lễ tổng kết và trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và “Khoa học & Công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” năm 2018.
09:32 17/10/2018
Ngày 28/07/2018, tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đề tài cấp bộ Văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số thời kì hiện đại do PGS.TS. Đào Thuỷ Nguyên làm chủ nhiệm đề tài đã được bảo vệ thành công với kết quả xuất sắc.
01:58 19/04/2016
Vi Hồng thuộc thế hệ nhà văn đầu tiên của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Ông bắt đầu làm thơ (phong slư) từ năm 13 tuổi và sau đó còn sáng tác kịch. Nhưng phải đến cuối những năm năm mươi của thế kỷ XX - khi đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - bén duyên với thể loại truyện ngắn, sáng tác của ông mới được nhiều người đọc chú ý. Những truyện ngắn đầu tay tuy vẫn còn đôi chút thô mộc nhưng đã mang vẻ đẹp của những truyện ngắn hiện đại ở chất liệu thực tế của văn hóa miền núi và bản sắc riêng trong ngôn ngữ, cách kể chuyện…Với thể loại truyện ngắn, ngay mùa đầu, Vi Hồng đã nhận được những giải thưởng quý giá. Đó là Giải Nhì – Giải thưởng của Tổng hội sinh viên Việt Nam năm 1960 cho truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng, Giải Nhì báo Người giáo viên nhân dân năm 1962 cho truyện ngắn Cây su su nọong Ỷ và Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1963 cho truyện ngắn Nước suối tiên đào.
01:50 19/04/2016
Phát triển chương trình đào tạo đại học là yêu cầu bức thiết của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay. Từ triết lý giáo dục khoa cử, từ chương với mục tiêu chủ yếu là tiếp cận kiến thức đến triết lý giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, chú trọng tính chất tổng hợp và đa diện của năng lực bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và thái độ, chú trọng mối quan hệ gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học và hành, giữa dạy chữ và dạy người….định hướng của giáo dục Việt Nam đang ngày càng đến gần hơn với quỹ đạo của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nhưng làm thế nào để định hướng giáo dục này trở thành hiện thực? Đó là điều trăn trở của tất cả chúng ta, từ các nhà quản lý giáo dục đến đội ngũ giảng viên đại học và đội ngũ giáo viên phổ thông.
12:13 12/04/2016
Diễn ngôn như một tổng thể bao hàm các diễn ngôn bị quy định. Các quy luật và cấu trúc của diễn ngôn không khởi phát từ các nhân tố kinh tế, văn hóa theo cách hiểu thông thường, mặc dù có thể chúng được nhào nặn bởi những nhân tố này; đúng hơn, chúng là một đặc điểm của bản thân diễn ngôn và được định hình bởi những cơ chế nội tại của diễn ngôn và những mối quan hệ giữa các diễn ngôn.
09:01 02/04/2016
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những cây bút có “thương hiệu”. Họ đã rất nỗ lực trong việc đổi mới tư duy thể loại. Dựa vào lý luận tự sự học hiện đại, bài viết của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Qua đó, thấy được vai trò tiên phong của những đại biểu tinh anh trong phong trào đổi mới văn học sau 1975.
10:33 13/03/2015
06:33 22/03/2015
10:25 13/03/2015
10:22 13/03/2015
02:22 12/03/2015
02:15 12/03/2015
02:08 12/03/2015
02:03 12/03/2015
03:09 23/03/2015
09:25 12/03/2015
09:46 10/03/2015
09:42 10/03/2015