I. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ

Bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn (trước đây gọi là Giáo học pháp) có chức năng nghiên cứu và giảng dạy khoa học về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn, các học phần do bộ môn đảm nhiệm nằm trong khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm. Mục tiêu của chương trình đào tạo là hình thành năng lực nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra, nên bộ môn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

- Đào tạo trình độ Cử nhân: Bộ môn đảm nhiệm biên soạn chương trình và tổ chức dạy học các học phần trang bị kiến thức, kĩ năng về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Hướng dẫn đội tuyển thi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc phần thi giảng 02 lần đạt giải huy chương vàng (1995 và 2013). Hiện đã có 47 khóa sinh viên ra trường, đã và đang trực tiếp giảng dạy rất tốt tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng giáo viên: Tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực.

- Đào tạo trình độ Thạc sĩ: Bộ môn đảm nhiệm đào tạo chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn – Tiếng Việt. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên, nghiên cứu viên, các nhà quản lí giáo dục tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện nghiên cứu. Hiện đã có 22 khóa học viên ra trường. Rất nhiều học viên đã có trình độ tiến sĩ và giữ chức vụ cao trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Nghiên cứu khoa học: Bộ môn nghiên cứu chuyên sâu về khoa học giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Nhiều đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở đã được nghiệm thu đạt chất lượng tốt. Nhiều cuốn sách chuyên khảo được xuất bản hỗ trợ tích cực cho việc dạy học bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông. Hướng dẫn nghiều sinh viên nghiên cứu khoa học, trong đó nhiều sinh viên đạt giải cấp trường, cấp đại học và cấp Tỉnh (2016), 01 sinh viên đạt giải khuyến khích toàn quốc (2014).

 

II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

* Từ năm 1966 đến đầu 1968

- Tên gọi: Văn học Việt Nam và giáo học pháp

- Trưởng bộ môn: Nhà giáo Phạm Luận

- Danh sách giảng viên dạy giáo học pháp:

STT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ

đảm nhiệm

SĐT

1

     Nông Quốc Ân

Giảng viên  (từ 1966)

 

2

     Nguyễn Văn Túc

 

Giảng viên (từ 1966)

Phụ trách Giáo học pháp

01299327751

* Từ cuối năm 1968 đến năm 1990

- Tên gọi: Văn học Việt Nam hiện đại và giáo học pháp

- Trưởng bộ môn: Nhà giáo Vũ Châu Quán

- Danh sách giảng viên dạy giáo học pháp:

STT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm

SĐT

1

ThS. Nông Quốc Ân

Giảng viên chính

 

2

 ThS. Nguyễn Văn Túc

Giảng viên chính

Trưởng phòng tổ chức (1978-1981)

Phó Hiệu trưởng (1981-1990)

01299327751

3

ThS. Nguyễn Đăng Thìn

 

Giảng viên (từ 1967)

Phó bộ môn

 

4

Thầy Lương Thanh Diệp

Giảng viên chính

 

4

PGS.TS Vũ Nho

Giảng viên chính

01255890003

4

ThS. Ngô Văn Thư

Giảng viên (từ 1968)

0973583383

5

ThS. Hoàng Hữu Bội

Giảng viên (từ 1975)

0944832010

6

ThS. Hoàng Văn Long

Giảng viên (từ 1978)

Bí thư chi bộ, Phó chủ nghiệm khoa (1987-1991)

01686726145

7

TS. Trần Thế Phiệt

Giảng viên chính (từ 1986)

Chủ nhiệm khoa (1987-1991)

0989061761

* Từ năm  1991 đến năm 2005

- Tên gọi: Phương pháp dạy học Văn

- Danh sách giảng viên:

STT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm

SĐT

1

ThS. Hoàng Văn Long

Giảng viên chính

Bí thư chi bộ, Trưởng khoa Ngữ văn (1991-1993)

Trưởng bộ môn (1/1997- 2005)

Trưởng phòng hành chính tổ chức (10/1997- /2005)

01686726145

2

TS. Hoàng Hữu Bội

 

Giảng viên chính

Trưởng bộ môn (1991-1996)

Phó chủ nhiệm Khoa (1996-2000)

0944832010

3

PGS.TS Nguyễn Huy Quát

Giảng viên chính

Trưởng bộ môn (1997-2001)

01656126796

4

TS. Ngô Văn Thư

 

Giảng viên chính

0973583383

5

ThS. Đào Văn Phán

 

Giảng viên (từ 1991)

Trưởng bộ môn (2002-2005)

0972769499

6

Thạc sĩ Trần Văn Loa

Giảng viên chính

 

 

Thạc sĩ Phạm Thị Mận

Giảng viên chính

 

7

Thạc sĩ Vũ Thu Hà

Giảng viên chính

0912737070

6

ThS. Hoàng Bách Việt

Giảng viên (từ 2001)

Phó bí thư đoàn trường

0912314729

7

ThS. Phạm Minh Thủy

Giảng viên (từ 2001)

 

* Từ năm  2006  đến tháng 9 năm 2009

- Tên gọi: Phương pháp giảng dạy Ngữ văn

- Danh sách giảng viên:

TT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm

SĐT

1

ThS. Đào Văn Phán

 

Giảng viên  chính

Trưởng bộ môn

(2006-2009)

0972769499

2

TS. Ngô Văn Thư

Giảng viên chính

0973583383

3

ThS. Hoàng Bách Việt

Giảng viên

(học nghiên cứu sinh trong nước

 từ 2007 sau đó chuyển về

bộ Giáo dục)

0912314729

4

ThS. Phạm Minh Thủy

Giảng viên

(học NCS và định cư tại

Liên Bang Nga từ 2006)

 

5

ThS. Hoàng Mai Diễn

Giảng viên

(chuyển từ bộ môn Ngôn ngữ

 sang năm 2006)

(học NCS tại Trung Quốc từ 2007)

0974321234

6

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Giảng viên (từ 2006)

(học NCS trong nước từ 2009)

01685.475.768

 

7

ThS. Hoàng Văn Long

Giảng viên kiêm nhiệm

Trưởng phòng tổ chức

(2006- 10/2010)

01686726145

*Từ năm tháng 10 năm 2009 đến tháng 6 năm 2016

- Tên gọi: Phương pháp giảng dạy  – hành chính

- Danh sách giảng viên:

TT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ

đảm nhiệm

SĐT, Email

1

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

GVC (từ 2010)

Trưởng Bộ môn

(từ 2009 – 2016)

01685.475.768

thuythu1930@yahoo.com.vn

2

TS. Hoàng Mai Diễn

Giảng viên

(tháng 1/2013 chuyển về Bộ Giáo dục)

0974321234

2

TS. Nguyễn Thị Bích

Giảng viên (từ 2011)

0982334217

Bichbong.tn@gmail.com

3

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Giảng viên (từ 2015)

thuhangdhsptn@gmail.com

0912663999

4

ThS. Đào Thị Hồng Hạnh

Giảng viên (từ 2011)

Bí thư chi đoàn cán bộ

0986060980

daohanh1188@gmail.com

5

ThS. Trần Thị Ngọc

Giảng viên (từ 2012)

 

01674686088

tranngoc1512288@gmail.com

6

ThS. Hoàng Mai Quyên

Giảng viên (từ 2012)

Cố vấn học tập

0978340468

hoangmaiquyen89@gmail.com

7

Lưu Thị Lan Anh

Cán bộ văn phòng (2009-2016)

0915845802

8

Phạm Thị Thu Hoài

Cán bộ phòng tư liệu

(2009-2012)

0936633777

*Từ tháng 7 năm 2016

- Tên gọi: Phương pháp dạy học Ngữ văn

- Danh sách giảng viên:

TT

Họ và tên

Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm

Địa chỉ liên hệ

1

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Giảng viên chính

Trưởng Bộ môn            

01685.475.768

thuythu1930@yahoo.com.vn

2

TS. Nguyễn Thị Bích

Giảng viên (từ 2013)

0982334217

bichbong.tn@gmail.com

3

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Giảng viên (chuyển từ THCS sang năm 2015)

thuhangdhsptn@gmail.com

0912663999

4

Th.S Đào Thị Hồng Hạnh

Giảng viên (từ 2011)

Bí thư chi đoàn cán bộ

0986060980

daohanh1188@gmail.com

5

Th.S Trần Thị Ngọc

Giảng viên (từ 2011)

(học NCS trong nước từ tháng 3/2016)

01674686088

tranngoc1512288@gmail.com

6

Th.S Hoàng Mai Quyên

Giảng viên (từ 2011)

Cố vấn học tập

Phó BT LCĐ

0978340468

hoangmaiquyen89@gmail.com

7

TS. Nguyễn Kiến Thọ

Giảng viên

(chuyển từ bộ môn VHVN sang năm 2016)

Ủy viên BCH Công đoàn

0947153968

nguyenkientho@gmail.com

 

- Xây dựng đội ngũ: 03 Phó giáo sư; 07 tiến sĩ và nhiều thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng.

- Đào tạo: Từ những năm đầu tiên mới thành lập trường Đại học Sư phạm Việt Bắc nay là Đại học Thái Nguyên, khoa Ngữ văn, chương trình đào tạo cũng đã có các môn học về phương pháp dạy học Văn kết hợp rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tuy thời lượng và dung lượng chưa nhiều nhưng chương trình cũng đã đảm nhiệm nhiệm vụ hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên khoa Ngữ văn. Thầy Nông Quốc Ân và Thầy Nguyễn Văn Túc là hai nhà giáo đầu tiên xây dựng bộ môn Giáo học pháp. Thời gian này Phần phương pháp dạy học tiếng Việt không thuộc bộ môn phụ trách mà do bộ môn Ngôn ngữ đảm nhiệm. Những gian khổ, khó khăn của thời kì khai sơn phá thạch không làm giảm đi nhiệt huyết của các Thầy. Các Thầy đã để lại rất nhiều kỉ niệm sâu sắc đối với các sinh viên đầu tiên của Khoa Ngữ văn. Đến giai đoạn 1987-1991, chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên mới chính thức được xây dựng, chỉ đạo thực hiện là thầy Trần Thế Phiệt và thầy Hoàng Văn Long. Các Thầy trực tiếp hướng dẫn sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập và thực tập sư phạm tại các trường phổ thông. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thay sách giáo khoa cho giáo viên phổ thông môn Ngữ văn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ 2006  đến 2013, bộ môn đảm nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức giảng dạy các học phần phương pháp dạy học văn, phương pháp dạy học tiếng Việt, phương pháp dạy học làm văn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên kiến tập, thực tập sư phạm tại các trường phổ thông. Bộ môn xây dựng chương trình tín chỉ đào tạo trình độ Đại học. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cho giáo viên phổ thông môn Ngữ văn các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và 6 tỉnh Miền núi phía Bắc. Năm học 2014-2015, bộ môn xây dựng chương trình K49 theo yêu cầu của Bộ Giáo dục hướng trọng tâm vào hình thành năng lực nghề nghiệp, bám sát chuẩn giáo viên và chương trình giáo dục phổ thông. Năm học 2015-2016, bộ môn xây dựng 12 đề cương môn học K50 theo yêu cầu tổ chức hoạt động học tập phát triển năng lực cho sinh viên. Tổ chức cho sinh viên năm thứ 4 học tập các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp.

- Nghiên cứu khoa học: Nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Trường đã được triển khai và nghiệm thu với kết quả tốt. Nhiều sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học đạt kết quả tốt. Nhiều sách tham khảo được xuất bản, tài liệu bồi dưỡng giáo viên được biên soạn và đưa vào sử dụng. Tham gia nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Trường và nghiệm thu đạt kết quả tốt. Giải khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

- Hoạt động đoàn thể: Tham gia giải bóng chuyền và đạt giải bóng bàn công đoàn trường.

- Thành tích trong 5 năm vừa qua: 01 bằng khen cấp bộ (2012-2013), 01 chiến sĩ thi đua cấp bộ (2014-2015), 01 điển hình tiên tiến 5 năm giai đoạn (20102015), 02 giấy khen của giám đốc Đại học Thái Nguyên. Bộ môn được nhận giấy khen của hiệu trưởng (2014-2015).

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Cơ hội và thách thức: Từ năm 2016, Bộ Giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới giáo dục Đại học, đặc biệt là đổi mới cách thức đào tạo của các trường Sư phạm trong cả nước. Trong giai đoạn những năm tiếp theo, chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được ban hành. Nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thay sách giáo khoa cho giáo viên phổ thông trong toàn quốc. Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, tổ chức cho giáo viên đi học tập tại nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Trước yêu cầu đó, mỗi giảng viên của bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn đều ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình nỗ lực học tập ngoại ngữ, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Xây dựng đội ngũ: Tiến sĩ: 04; Nghiên cứu sinh: 01; Thạc sĩ: 02; Tiếng Anh B1: 02; A2: 03; A1: 02; Tiếng Nga trình độ C: 01; Tin học chứng chỉ IC3: 07.

- Đào tạo: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và tổ chức giảng dạy các học phần phương pháp dạy học Ngữ văn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên thực tế chuyên môn, kiến tập, thực tập sư phạm tại các trường phổ thông. Tổ chức cho sinh viên năm thứ 4 học tập các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thay sách giáo khoa cho giáo viên phổ thông môn Ngữ văn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đào tạo sinh viên từ khóa 48 đến 51 và các khóa sau này.

- Nghiên cứu khoa học: chủ trì 01, tham gia nhiều đề tài cấp bộ. Đăng kí đề tài cấp Đại học, cấp cơ sở có nội dung về đổi mới giáo dục phổ thông. Tập trung hướng dẫn sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng phát triển năng lực người học, tích hợp, giáo dục văn hóa, đọc hiểu văn bản đa phương thức.

 

Trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành, bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn đã làm tốt sứ mạng của mình là đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nghề nghiệp cho các thế hệ học viên, sinh viên. Các giảng viên luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, mang đến những bài giảng hay, những chỉ bảo hướng dẫn tận tình để dìu dắt các thế hệ sinh viên vững vàng, trưởng thành trong nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, bộ môn còn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ đào tạo chương trình thạc sĩ của các nhà khoa học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt như: GS.TS Lê A, cố GS TS Phan Trọng Luận, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng (trường Đại học Sư phạm Hà Nội), PGS TS Trần Thế Phiệt (Phân viện Báo chí tuyên truyền), PGS.TS Vũ Nho (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, TS. Nguyễn Trọng Hoàn (Vụ Trung học phổ thông). Những bài giảng có chất lượng chuyên môn sâu, cập nhật những nội dung đổi mới đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giúp các giảng viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận được với những yêu cầu mới để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao.

 Nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập khoa Ngữ văn, tập thể giảng viên bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các Thầy Cô giáo đã chung tay, góp sức xây dựng để bộ môn phương pháp dạy học Ngữ văn phát triển như ngày hôm nay! Kính chúc các Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và toại nguyện trong cuộc sống!

 

 

 

08:33:27 30/11/2018 - Lượt xem: 7971
Tin liên quan