Nhóm tác giả: Itamar Even-Zohar (Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên dịch)
Nơi xuất bản: H
Nhà xuất bản: Thế giới
Nơi phát hành:
Lần xuất bản: 1
Ngày xuất bản: 2014
ISBN:
Kích thước: , 485 tr
"Lý thuyết đa hệ thống do Evan-Zohar đề xuất từ những nghiên cứu thực tế về giao thoa văn chương văn hóa, về văn học dịch và vai trò của văn hóa văn chương trong việc kiến tạo quốc gia/dân tộc đã trở thành đề tài của các tranh luận học thuật tại các hội thảo quốc tế trong nhiều năm, được dẫn nhập vào Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc (Hong Kong), và đặc biệt là đã được các công trình mang tính lý thuyết trích dẫn trong chương trình đào tạo tại một số đại học hàng đầu thế giới và châu Âu. Mối quan tâm này của Itamar Even-Zohar xuất hiện ở ông từ 40 năm trước, và liên tục được tác giả bổ sung, điều chỉnh cho đến gần đây.
Với riêng Việt Nam và nghiên cứu khoa học xã hội của Việt Nam, các công trình của Itavar Even-Zohar ngoài những giá trị chung nói trên, theo chúng tôi còn hữu ích ở chỗ: 1) Việt Nam là nước có lịch sử văn hóa phát triển lâu dài, nhưng luôn ở vị thế phụ thuộc và đi sau, nên có khá nhiều chia sẻ với những tình huống cũng như giải pháp được đặt ra trong nghiên cứu của tác giả; 2) Ở thời điểm hiện tại, các giá trị văn hóa và nghiên cứu văn hóa xã hội ở Việt Nam vẫn đang gặp vô vàn vướng mắc, khủng hoảng; 3) Bản thân công trình nghiên cứu của Itavar Even-Zohar đã không còn là mới mẻ với học giả quốc tế, nhưng tại Việt Nam cho đến nay chỉ một số ít nhà nghiên cứu biết đến nó và dẫn nhập vào độc giả Việt Nam từ góc độ quan tâm riêng, như vai trò của dịch thuật văn chương hoặc vấn đề trung tâm - ngoại biên - những vấn đề mang tính bộ phận của hệ thống quan tâm ở Evan-Zohar. Góc nhìn Việt Nam đối với kết quả nghiên cứu của Itavar Even-Zohar chắc chắn là có lý, xét từ quan điểm định giá giá trị, từ nhu cầu, từ điều kiện làm việc hay phạm vi của chủ đề mà các tác giả bản địa đang bàn đến... Nói cách khác, với Việt Nam, lý thuyết đa hệ thống và những nghiên cứu văn hóa của Itavar Even-Zohar cho đến nay mới chỉ là những "dẫn nhập thân thế; còn thực sự chúng là gì và được hình thành ra sao...., thì vẫn còn xa xôi và mơ hồ" (trích, tr.20-21)