MA TRƯỜNG NGUYÊN

Năm 1983, tôi đang viết tiểu thuyết Mũi tên ám khói say sưa đến nỗi mà anh Đinh Văn Định, giảng viên khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đến thăm mà không biết, lúc ngẩng lên đã thấy anh đứng trước mặt, nhìn tôi cười và nói:

- Ma Trường Nguyên viết tiểu thuyết à?

Đúng là bấy giờ tối mới viết văn xuôi. Từ trước đến lúc đó tôi chỉ làm thơ. Tôi vội vã chào anh nhưng mắt vẫn nhìn bản thảo. Thấy vậy, anh Định “phỏng vấn” tức thì:

- Theo anh, việc làm thơ và viết tiểu thuyết khác nhau như thế nào?

- Tôi nghĩ thế này: cái gì mà trong thơ không nói được thì tôi nói trong tiểu thuyết. Và ngược lại, cái gì không nói được trong tiểu thuyết thì tôi nói trong thơ.

Anh Định hóm hỉnh:

- Còn tôi không nói được hết trong thơ, trong tiểu thuyết (bằng bút) thì tôi viết (bằng miệng) với sinh viên trên bục giảng.

Thế rồi chúng tôi hàn huyên, trao đổi về sự viết, sự nghiên cứu văn học mà lâu nay vẫn tâm đắc. Rồi ôn lại những ngày các anh ở khoa Văn cộng tác với Hội Văn nghệ Việt Bắc và tạp chí văn nghệ Việt Bắc. Tôi về Hội Văn nghệ Việt Bắc năm 1971 và được phân công làm biên tập tạp chí Việt Bắc (xuất bản từ năm 1960). Tôi biết Hội Văn nghệ Việt Bắc đã qua 3 kỳ đại hội. Đại hội lần thứ I (1960), lần thức III (1969) có 155 hội viên, Ban chấp hành có 25 thành viên, do nhà thơ Bàn Tài Đoàn làm chủ tịch. Anh Vi Hồng (giảng viên khoa Văn) là một trong số các ủy viên Ban chấp hành khóa III.

Ngày 26-11-1971 (tôi còn ghi trong sổ) Hội Văn nghệ Việt Bắc, Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc tổ chức hội nghị tọa đàm về lý luận phê bình. Đại biếu phía hội văn nghệ Việt Bắc có nhà thơ Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại, ủy viên thường vụ Hội, Tạp chí Văn nghệ Việt có Hoàng Văn Thế, Bế Dôn, Hoàng Tuấn Cư, Ma Trường Nguyên. Về phía khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc có các anh: Lương Duy Thứ, Vi Hồng, Vũ Châu Quán, Vũ Minh Tâm, Đinh Văn Định, Cao Xuân Thử,.. Từ những ngày hoạt động văn nghệ Việt Bắc ấy, các anh ở khoa Văn thường là lực lượng viết bài chủ yếu ở mảng nghiên cứu, phê bình in trên Tạp chí. Những bài nghiên cứu, bình thơ Bác của anh Lương Duy Thứ và Vũ Minh Tâm sau này tập hợp lại đến in thành cuốn sách Thơ người tỏa sáng. Anh Vũ Châu Quán với các bài viết về: Một số bài sli của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Có một số bài ca của đồng chí Hoàng Đình Giong và chân dung anh giải phóng quân qua thơ ca cách mạng in trên tạp chí Văn nghệ Việt Bắc số 4, 6-1971, và 12-1973. Sau này anh Vũ Châu Quán tập hợp lại, có bổ sung để in thành cuốn: Thơ ca cách mạng ở Việt Bắc do Nhà xuất bản văn hóa dân tộc ấn hành, 1976. Cũng từ việc nghiên cứu thơ ca cách mạng ở Việt Bắc và thơ Bác Hồ ở chiến khu, Vũ Châu Quán và Nguyễn Huy Quát đã xuất bản tác phẩm Tìm hiểu thư ca kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa dân tộc, 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bắc, đúng vào dịp UNESCO công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cuốn sách được bổ sung, sửa chữa, tái bản năm 2000 (NXB Thanh niên) và đã được giải thưởng dành cho văn nghệ sĩ cao tuổi do Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam tặng, 2-2000. Còn anh Đinh Văn Định đã nung nấu từ ngày ấy, đến năm 1994 đã xuất bản cuốn Hát gọi bạn tình, NXB Văn hóa dân tộc ấn hành, do anh tuyển chọn gồm 2 phần: Thơ ca dân gian về tình yêuThơ tình yêu hiện đại (về hiện đại có 4 tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam). Còn tôi, tiểu thuyết Mũi tên ám khói lúc viết anh Định đến động viên kịp thời ấy, đã được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc in 1991 và được trao giai B – giải thưởng 5 năm của tỉnh (1992 – 1997).

Do công việc được phân công, tôi thường có mối quan hệ thường xuyên với khoa Ngữ Văn. Tôi nhớ chiều 1-4-1985, nhân kỉ niệm lần thứ 95 ngày sinh Bác Hồ, các anh Hoàng Văn An, Vũ Châu Quán và Vũ Anh Tuấn ở khoa đã chủ động đến gặp lãnh đạo Sở Văn thong tin Bắc Thái cùng phối hợp tổ chức cuộc hội thảo về thơ Hồ Chủ Tịch viết ở chiến khu ATK. Hai bên cơ quan đã nhất trí và ngày 17-5-1985, hội nghị khoa học Nghiên cứu, học tập thơ Bác đã được tổ chức. Phía trường Đại học Sư phạm có các ông: Đào Chung, Bí thư Đảng ủy, Nguyễn Ngọc Giao, Phó bí thư Đảnh ủy và Hoàng Văn Xuân, Phó hiệu trưởng. Về phái Sở Văn hóa có Nguyễn Văn Nhung, Giám đốc Sở đến dự. Các tham luận chủ yếu do khoa Văn đảm nhiệm. Để dẫn Bác Hồ làm thơ ở Việt Bắc của Vũ Châu Quán, Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn học các dân tộc của Lâm Tiến, Cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch trong sáng tác, viết báo của Hoàng Văn An, Thể loại, phong cách thơ Bác của Nguyễn Phạm Hùng, Thơ chúc Tết của Bác của Nguyễn Long, Đặc sắc của thơ Bác về Việt Bắc của Ngô Văn Đức, tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số của Lương Bèn, Về thơ chữ Hán của Bác tại Việt Bắc của Trần Kim Đỉnh, Việt Bắc trong thơ Bác của Phan Trọng Tuấn, Hình tượng Việt Bắc trong thơ Bác của Trần Thị Vân Trung, Giảng dạy thơ văn Bác trong các trường trung học của Hoàng Long, Ý nghĩa tượng trưng, hình thức thơ kháng chiến của Bác của Phạm Mạnh Hùng. Phía Sở Văn hóa tham luận bài Những bài thơ của Hồ Chủ Tịch làm tại ATK Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến của Ma Trường Nguyên.

Nhằm đáp ứng cho các trường THCS, THPT ở địa phương, cuốn Bắc Thái văn học do Vũ Anh Tuấn (chủ biên) cùng các soạn giả Hồ Thủy Giang, Nguyễn Đức Thụ, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Ngọc Chùy, Vi Hồng, Vũ           Quang Liên được ra đời. tập sánh có 3 phần: Văn học dân gian, Văn học từ thời kỳ trung đại đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và Văn học sau cách mạng tháng Tám đến nay. Phần Văn học hiện đại giới thiệu các tác giả, tác phẩm như: Về văn xuôi có: Vãi Đàng của Vi Hồng, Sạn của Nông Viết Toại, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Về thơ: Dọn về làng của Nông Quốc Chấn, Hoa sớm của Ma Trường Nguyên, Người đàn bà điên ở ga Lưu Xá của Vũ Đinh Liên, Tấm bản đồ diềm báu của Hà Đức Toàn.

Quyết định số 28/QĐ-BT ngày 17-1-1987 của Tỉnh ủy Bắc Thái về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và chỉ định một Ban chấp hành lâm thời (có 11 thành viên) do Ma Trường Nguyên, Phó giám đốc Sở Văn hóa làm Chủ Tịch. Có 2 cán bộ và 1 cựu sinh viên của khoa Văn tham gia ban chấp hành: Vi Hồng làm Phó chủ tịch, Lâm Tiến và Trần Văn Loa làm ủy viên. Ngày 9-4-1998 UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định số 843/QĐ – UB về việc ông nhận Ban chấp hành Hội Văn nghệ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kì III (1998-2003) gồm 15 thành viên, do Ma Trường Nguyên làm Chủ Tịch, trong đó có 3 thành viên là cán bộ, sinh viên của khoa: Vũ Anh Tuấn (thường vụ), Lâm Tiến và Trần Văn Loa là ủy viên.

Từ khi thành lập Hội Văn nghệ tỉnh, tại trường Đại học Sư phạm đã có chi hội văn nghệ riêng do Lâm Tiến và Trần Thị Vân Trung làm chi hội trưởng. Tuy chi hội chỉ hoạt động đến năm 1998, hung là nơi tập hợp những người hoạt động văn học chủ yếu đang công tác tại kho Ngữ văn và một số sinh viên trong trường, do đó đã tạo nên không khí nghiên cứu, sáng tác sôi nổi ở Thái Nguyên. Nhiều tác phẩm của chi hội đã được đăng tải trên tập san Văn hóa văn nghệ Bắc Thái và báo Văn nghệ Thái Nguyên sau này. Chính từ những sáng tác này đã tạo thành Tuyển tập thơ Bắc Thái (do Trần Văn Loa, Ma Trường Nguyên tuyển chọn). NXB Văn hóa dân tộc và Hội Văn học nghệ thuật Bắc Thái xuất bản 1995 gồm 47 tác giả, trong đó có 13 tác giả là cán bộ khoa và sinh viên của trường. Tuyển tập văn xuôi Bắc Thái (do Hồ Thủy Giang, Cao Xuân Thử, Lê Thế Thành tuyển chọn) gồm 21 tác giả (có 6 tác giả của khoa và của trường). Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên (1990-2000) do Nông Phúc Tước, Hồ Thủy Giang, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Thanh Hằng tuyển chọn thì: Phần thơ có 45 tác giả (trong đó có 11 tác giả của khoa và trường), phần văn xuôi có 30 tác giả (trong đó có 8 tác giả của khoa và trường). Ngoài những tác phẩm văn học đã kể trên, việc đóng góp tích cực cho báo Văn nghệ cũng như các ấn phẩm do Hội VHNT xuất bản thì khoa Ngữ văn vẫn phát huy những mặt mạnh vốn có, nhất là về nghiên cứu và phê bình văn học. Ngày 14-1-2006, khoa đã phối hợp với Hội văn nghệ tổ chức Hội thảo về nhà văn Vi Hồng. Phân hội Lý luận phê binh mà phần lớn là cán bộ của khoa do PGS.TS Nguyễn Huy Quát làm phân hội trưởng đã trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần vào sự thành công của Hội thảo. Các tham luận về phía khoa có các tác giả: Nguyễn Huy Quát, Nguyễn Hằng Phương, Vi Hà Nguyên, Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Thanh Thủy, Ngô Thu Thủy, Hà Thị Liễu, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Long, Tú Anh, Thúy Anh, Cao Xuân Thứ. Về phía Hội Văn nghệ có các tham luận của Hiền Mặc Chất, Ma Trường Nguyên, Hà Đức Toàn, Hồ Thủy Giang. Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị là nguyên nhân thành công của Hội thảo về nhà văn Vi Hồng (1-2006).

Quyết định số 4036/QĐ-UB ngày 30-12-2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phân công nhận và khen thưởng văn học nghệ thuật 5 năm của tỉnh (1997-2002) gồm: 42 giải thưởng, trong đó văn học có 20 giải thưởng thì đã có 7 giải thưởng của thầy và trò khoa Ngữ văn. Về văn xuôi có 9 giải, có một giải tặng cho Ngọn suối Hang Cô (truyện) của Nguyễn Minh Sơn, sinh viên khóa 4 khoa Ngữ văn (giải B). Về thơ có 7 giải, trong đó 2 giải dành cho tác phẩm Sóng nhạc hồn tôi (tập thơ) của Võ Sa Hà – nguyên là giảng viên khoa Văn (giải B) và Men đầu tâp thơ của Dương Thu Hằng- giảng viên trẻ của Khoa hiện nay (giải C). Về lí luận phê bình có 4 giải thưởng (loại B) thì đều thuộc về khoa Ngữ văn. Đó là các tác phẩm: Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao của Phạm Mạnh Hùng, Trái tim người và tên Người của Vũ Châu Quán, Về một mảng văn học dân tộc của Lâm Tiến, Thì Thầm dân ca nghi lễ của Vi Hồng.

Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trải qua 40 năm phấn đấu và trưởng thành về giảng dạy, nghiên cứu khoa học…đồng thời cũng có những đóng góp tích cực vào phong trào văn nghệ của tỉnh Thái Nguyên. Từ ngày thành lập Hội văn nghệ tỉnh đến nay, sự đóng góp của khoa Ngữ văn là rất đáng kể. Nhiều giảng viên và sinh viên của khoa là những hội viên tích cực của Hội văn nghệ tỉnh, thể hiện qua những tác phẩm của mình. Đến nay như tôi biết (có thể chưa đầy đủ), trong số hơn 700 hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đã có 9 hội viên vốn là cán bộ và sinh viên khoa Ngữ văn: Lý luận phê bình của Lương Duy Thứ, Lâm Tiến, Vũ Nho, Phạm Quang Trung, văn xuối có Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ và thơ có Dương Thuấn, Đoàn Thị Ký và Nguyễn Thúy Quỳnh. Còn hàng chục hội viê ở các hội văn nghệ địa phương, vốn là cán bộ, sinh viên khoa Ngữ văn (tôi cũng được biết và nghe kể), như: Nguyễn Đức Hạnh, Bùi Nhật Lai, Vũ Thị Tú Anh, Phạm Văn Vũ…ở Thái Nguyên, Hoàng Việt Quân, Lương Quang Bách, Nguyễn Hiền Lương, Lê Văn Lộc..ở Yên Bái. Các anh các chị là niềm tự hào của khoa Ngữ văn, của các Hội văn nghệ, vì đã đóng góp ít nhiều cho nền văn học chung của cả nước.

Thịnh Đán, 4/9/2006

                                                                                                          M.T.N

11:39:26 27/08/2016 - Lượt xem: 1123
Tin liên quan