Cùng với Khoa Ngữ văn và Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Tổ/ Bộ môn Ngôn ngữ đã ra đời từ tháng 10 năm 1966 trên mảnh đất Đại từ.
Bộ môn có chung các chức năng với khoa Ngữ văn là: Đào tạo Đại học, Đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng thường xuyên, Đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và Nghiên cứu khoa học.
Vì đối tượng giảng dạy nghiên cứu của Bộ môn là ngôn ngữ - một phương tiện quan trọng nhất của tư duy, giao tiếp và học tập nên Bộ môn có nhiều nhiệm vụ qua các thời kì. Nhiệm vụ cơ bản, xuyên suốt các giai đoạn của Bộ môn là dạy Ngôn ngữ, Tiếng Việt (với tư cách là tiếng mẹ đẻ) và tham gia giảng dạy các môn liên ngành (Phương pháp dạy học tiếng Việt, Phương pháp nghiên cứu khoa học Ngữ văn) theo chương trình Cử nhân Sư phạm ngành Ngữ văn cho SV các hệ Chính quy, Liên thông, Vừa làm vừa học của Khoa. Từ năm học 2016 - 2017, Bộ môn nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy môn Hán Nôm. Riêng môn Tiếng Việt thực hành, Bộ môn không chỉ giảng dạy cho sinh viên, học viên trong khoa mà còn giảng dạy cho cả các khoa khác trong trường. Vào giai đoạn 1994 - 2005, môn này còn được Bộ môn giảng dạy cho sinh viên, học viên của các trường thuộc ĐH Thái Nguyên. Từ năm từ 2003 đến nay, Bộ môn thực hiện thêm nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt (với tư cách là một ngoại ngữ) cho nhiều thế hệ sinh viên, học viên Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia, và một số sinh viên, học viên Nhật Bản, Thái Lan, … Các cán bộ của Bộ môn cũng tham gia công tác bồi dưỡng giáo viên (bồi dưỡng giáo viên cốt cán, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thay sách giáo khoa) các môn liên quan đến Ngôn ngữ và Tiếng Việt. Từ năm 2008 đến nay, Bộ môn được đảm nhiệm thêm nhiệm đào tạo trình độ Thạc sĩ, chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam; và 2013 đến nay thêm nhiệm vụ đào tạo trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ môn cũng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Ngôn ngữ và tiếng Việt.
Trải qua 50 năm, Bộ môn đã được đón nhận 32 thầy cô tham gia giảng dạy. Đó là các thầy cô:
1. Thầy Lê Văn Trúc
2. Thầy Hoàng Văn Xuân
3. Thầy Cao Xuân Thử
4. Thầy Hoàng Văn Định
5. Thầy Cù Đình Tú (đã mất)
6. Thầy Lương Bèn
7. Thầy Hoàng Văn An
8. Thầy Nguyễn Văn Chiến (đã mất)
9. Cô Bùi Thị Huân
10. Thầy Nguyễn Minh Thuyết
11. Cô Lí Thị Miện
12. Cô Vũ Thị Yến
13. Thầy Nguyễn Khắc Toàn
14. Thầy Nguyễn Văn Lộc
15. Thầy Nguyễn Đăng Khoa
16. Cô Mai Thanh Thủy
17. Cô Trần Minh Phương
18. Cô Hoàng Thị Thanh
19. Cô Nguyễn Hằng Phương
20. Cô Phan Phương Dung
21. Thầy Nguyễn Khắc Diệp
22. Cô Đặng Kim Nga
23. Cô Phạm Thị My
24. Cô Đào Thị Vân
25. Cô Đào Thái Ninh
26. Cô Ngô Thúy Nga
27. Cô Cao Thúy Ái Bích
28. Cô La Thị En
29. Cô Bùi Minh Phương
30. Cô Nguyễn Thị Thu Hà
31. Cô Nguyễn Thị Tố Ninh
32. Cô Đào Thị Luyến
33. Cô Nguyễn Thị Hạnh Phương
34. Cô Nguyễn Thị Nhung
35. Cô Lê Hương Giang
36. Thầy Phạm Hùng Linh
37. Cô Nguyễn Thu Quỳnh
38. Cô Hồ Thị Phương Trang
39. Cô Nguyễn Thị Diệu Thương
40. Cô Phạm Thị Thu Hoài
41. Thầy Nguyễn Mạnh Tiến
42. Cô Lương Hải Vân
43. Thầy Nguyễn Văn Trung
Trong đó, các thầy cô từng phụ trách Bộ môn là:
1. Thầy Cù Đình Tú: giai đoạn 1966 – 1973
2. Thầy Lương Bèn: ba giai đoạn là 1973 – 1977, 1978 – 1982, 1983-1995
3. Thầy Hoàng Văn An: 1977- 1978
4. Thầy Nguyễn Minh Thuyết: 1982- 1983
5. Cô Đào Thái Ninh: 1995 -2010
6. Cô Đào Thị Vân: 2010 - 2011
7. Cô Ngô Thúy Nga: 2011- 2012
8. Cô Nguyễn Thị Nhung: 2012- nay
Trên 2/3 thầy cô trong số này đã chuyển công tác, đã về hưu hoặc đã mất, nhưng mỗi người đều ít nhiều đóng góp công sức vào việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của Bộ môn. Có những thầy cô đã ghi dấu ấn đặc biệt về sự trưởng thành và gắn bó với Bộ môn, với chuyên ngành như thầy Lê Văn Trúc, thầy Cù Đình Tú (đã mất), thầy Lương Bèn, thầy Hoàng Văn An, thầy Nguyễn Minh Thuyết, thầy Nguyễn Văn Lộc.
Việc điểm qua các nhiệm vụ trên cho thấy, Bộ môn Ngôn ngữ đã phát triển theo hướng đảm nhiệm ngày càng nhiều chức năng, nhiệm vụ. Từ chỗ chỉ giảng dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng đẻ cho sinh viên, học viên trong nước đến chỗ giảng dạy tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ cho sinh viên, học viên nước ngoài; từ chỗ chỉ đào tạo trình độ Đại học đến chỗ đào tạo trình độ Thạc sĩ và trình độ Tiến sĩ; từ chỗ chỉ đảm nhiệm việc dạy Ngôn ngữ, tiếng Việt đến chỗ dạy cả Hán Nôm.
Bên cạnh thành tích đào tạo đại học chung với toàn khoa, đến nay, Bộ môn ngôn ngữ đã đào tạo được một lượng đáng kể các thạc sĩ và tiến sĩ. Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam đã được đào tạo là 152, đang đào tạo là 8. Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam đã bảo vệ luận án là 1, đang được Bộ môn đào tạo là 11.
Không chỉ đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy theo yêu cầu từng giai đoạn phát triển của ngành GDĐT, Bộ môn còn rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Từ năm 1976, sau sự kiện thầy Cù Đình Tú và thầy Lương Đức Bèn tham dự Hội nghị ngôn ngữ tại Sài Gòn thì các thế hệ giảng viên của Bộ môn liên tục tham góp tiếng nói khoa học của mình ở các diễn đàn khoa học và giáo dục. Trong 50 năm qua, Bộ môn cho ra đời hàng chục giáo trình, sách chuyên khảo và tham khảo, đã công bố hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành.
Về giáo trình, phải kể đến Giáo trình Việt ngữ - tập 1- một trong những giáo trình ngôn ngữ học đầu tiên ở Việt Nam do GS. Cù Đình Tú cùng GS. Hoàng Tuệ và một số giảng viên khác biên soạn từ năm 1962, khi GS còn công tác ở Trường ĐHSP Việt Bắc. Sau đó là cuốn Giáo trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại, lưu hành nội bộ ở các trường đại học cũng do GS. Cù Đình Tú biên soạn. Bên cạnh đó là Đọc hiểu tiếng Việt (dạy cho người nước ngoài) (Nxb. KHXH, 2009) của PGS. TS. Đào Thị Vân và Ngữ pháp tiếng Việt (Giáo trình nội bộ dành cho sinh viên ngành Ngữ văn) (Nxb. ĐHTH, 2014) của TS. Nguyễn Thị Nhung.
Về sách chuyên khảo, tham khảo, có 3 công trình: Lương nhân- Truyện thơ nôm Tày (song ngữ) (Nxb. ĐHTN, 2009), Đính Chi- Truyện thơ giân gian Tày (Nxb. ĐHTN, 2010), và Từ điển Tày- Việt, Nxb. ĐHTN, 2011) của thầy Lương Đức Bèn và cô Lê Hương Giang (cùng một số tác giả khác); có 4 công trình: Kết trị của động từ tiếng Việt (Nxb. GD, 1995), Thực trạng sử dụng ngôn ngữ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và những vấn đề đặt ra trong giáo dục ở nhà trường (Nxb. GD, HN, 2009), Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Nxb. ĐHTH, 2010), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (Nxb. ĐHTH, 2013) của PGS, TS. Nguyễn Văn Lộc; Phần phụ chú của câu tiếng Việt (Nxb. KHXH, 2009) của PGS. TS. Đào Thị Vân; 2 công trình: Định tố tính từ trong tiếng Việt (Nxb. KHXH, H, 2010), Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt và việc vận dụng trong dạy học ngữ văn (Nxb. GD, 2016) của TS. Nguyễn Thị Nhung; và Nghiên cứu các phạm trù tình cảm trong Truyện Kiều (từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận) của TS. Nguyễn Thu Quỳnh (Nxb. ĐHTN, 2016).
Các nhà giáo từng công tác ở Bộ môn, sau này chuyển công tác vẫn tiếp tục có những đóng góp rất đáng ghi nhận cho ngành Việt ngữ học và cho việc dạy học tiếng Việt. Có thể kể đến công trình của các thầy giáo – nhà khoa học tiêu biểu như GS Cù Đình Tú với hai cuốn: Phong cách học tiếng Việt (Nxb. GD, 1982), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb. ĐH & THCN, 1983); và GS. Nguyễn Minh Thuyết với 35 đầu sách, trong đó, đáng kể nhất là các cuốn Tiếng Việt thực hành (A) và (B) (viết chung, Nxb. QG HN, 1996 và 1997), Thành phần câu tiếng Việt (viết chung, Nxb. QG HN, 1998).
Các thầy cô giáo hiện đang công tác trong Bộ môn cũng có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành: thầy Nguyễn Văn Lộc có hơn 2 chục bài; cô Nguyễn Thị Nhung có hơn 3 chục bài (in trong và ngoài nước); cô Nguyễn Thu Quỳnh có gần 2 chục bài; cô Nguyễn Thị Hạnh Phương, thầy Nguyễn Mạnh Tiến có trên dưới chục bài.
Nhờ vậy, chỉ trong 5 năm gần đây (2011-2016), thành tích NCKH của Bộ môn đã được ghi nhận với 2 bài báo đăng hội nghị quốc tế và sách quốc tế; 43 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước như Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam; chủ trì 01 đề tài cấp Nhà nước, 02 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cấp Đại học, 01 đề tài cấp Cơ sở; xuất bản 09 sách chuyên khảo và giáo trình; hướng dẫn 47 học viên Cao học và 07 NCS.
Với những đóng góp về đào tạo và NCKH kể trên, Bộ môn từng 2 lần được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT. Các thành viên trong Bộ môn là nòng cốt của Chi hội Ngôn ngữ học Thái Nguyên. Năm 2016, Chi Hội được nhận Bằng khen của Liên hiệp hội Việt Nam. Thầy Lương Đức Bèn, người làm Trưởng Bộ môn nhiều năm nhất và gắn bó lâu dài nhất với Bộ môn cũng là người có rất nhiều cống hiến về thành tích NCKH. Thầy từng hướng dẫn SV 6 lần đạt giải thưởng NCKH SV cấp Bộ.
Bộ môn đã luôn tích cực trong công tác xây dựng đội ngũ. Hiện nay, bộ môn có 4 PGS. Tiến sĩ; 4 Nghiên cứu sinh; 03 Thạc sĩ. Trình độ ngoại ngữ, tin học cũng không ngừng được nâng cao: Tiếng Anh B1: 02; Tiếng Nga trình độ C: 02; Tiếng Trung HSK: 01; Tin học chứng chỉ IC3: 08.
Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về các thầy cô giáo hiện đang công tác tại Bộ môn (từ tháng 7 năm 2016).
TT |
Họ và tên |
Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm |
SĐT, Email |
1 |
TS. Nguyễn Thị Nhung
|
Trưởng môn |
0986.390.863 nhungsptn@gmail.com |
2 |
TS. Nguyễn Thị Hạnh Phương |
P. Trưởng môn UVBCHCĐ |
0914.435.676 0961.199.366 |
3 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc |
Nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP |
0915.213.123 |
4 |
TS. Lê Thị Hương Giang |
Cố vấn học tập |
0989.090.076 |
5 |
TS. Nguyễn Thu Quỳnh |
Trợ lí Sau Đại học |
0975.459.119 |
6 |
ThS. Hồ Thị Phương Trang |
Cố vấn học tập |
0977.804.963 |
7 |
ThS.NCS. Nguyễn Diệu Thương |
Cố vấn học tập |
0948.210.155 |
8 |
ThS. Phạm Thị Thu Hoài |
Cố vấn học tập |
0936.633.777 |
9 |
TS. Nguyễn Mạnh Tiến |
Trợ lí Khảo thí |
0962.021.286 |
10 |
TS. Lương Hải Vân |
Giảng viên |
0972.990.989 |
11 |
ThS-NCS. Nguyễn Văn Trung |
Giảng viên |
0165.6079.740 |
Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ môn Ngôn ngữ có thể tự hào vì đã luôn làm tốt sứ mạng của mình. Các giảng viên hôm nay đã và đang tiếp bước các thế hệ Thầy Cô đi trước, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tâm huyết với nghề, tiếp tục vượt lên những khó khăn thử thách để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kì mới. Nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập khoa Ngữ văn, tập thể giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ xin được tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, các thế hệ đi trước đã khai sơn phá thạch, đã nỗ lực góp sức xây dựng để Bộ môn phát triển như ngày hôm nay. Kính chúc các Thầy Cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BỘ MÔN NGÔN NGỮ: