Mùa thu năm 1966, cùng với sự xuất hiện của Khoa Ngữ văn, Tổ văn học dân gian và Văn học trung đại Việt Nam (do thầy Phạm Luận làm tổ trưởng) và Tổ Văn học Việt Nam hiện đại và Giáo học pháp (do thầy Vũ Châu Quán làm tổ trưởng) đã ra đời trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Trải qua một số lần tách nhập với các tên gọi khác nhau (Tổ Văn học dân gian và Văn học trung đại Việt Nam, Tổ Văn học Việt Nam hiện đại và Giáo học pháp, Bộ môn Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm – Hành chính, Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại và Lí luận văn học,...), cho đến tháng 7 năm 2016, đúng dịp kỷ niệm 50 năm phát triển và trưởng thành, bộ môn được tái cấu trúc với tên gọi Bộ môn Văn học Việt Nam.
Dù tên gọi nhiều lần đổi khác, nhưng Bộ môn Văn học Việt Nam vẫn luôn là một trong những Bộ môn lớn nhất của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc xưa, trường Đại học Sư phạm – ĐHTN ngày nay. Hiện tại, Bộ môn gồm 04 PGS, 06TS, 01 Ths – NCS đang chờ bảo vệ chính thức, 01 Ths. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, trình độ ngoại ngữ, tin học của các giảng viên trong độ tuổi quy định cũng không ngừng được nâng cao: 100% giảng viên trong độ tuổi quy định có chứng chỉ tin học quốc tế IC3; 02 giảng viên đạt chuẩn B2 Tiếng Anh quốc tế, 05 giảng viên đạt điểm cao trong các kỳ khảo sát tiếng Anh của nhà trường,… Hiện tại, 04 GV được giao soạn bài bằng tiếng Anh phục vụ cho kế hoạch hợp tác quốc tế của nhà trường.
Có chung các chức năng với khoa Ngữ văn là: Đào tạo Đại học, Đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng thường xuyên, Đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và Nghiên cứu khoa học với các học phần cơ bản và nâng cao cho các hệ đào tạo như: Văn học dân gian Việt Nam, Dạy học văn học dân gian ở trường phổ thông, Tiếp cận văn học dân gian từ góc độ khoa học liên ngành, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Thi pháp văn học dân gian, Văn bản Hán văn Trung Hoa và Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Từ Hán Việt; Dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Minh giải văn bản văn học Việt Nam trung đại, Tổng quan văn học Việt Nam trung đại, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII, Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trường phổ thông, Tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống trong dạy học văn học trung đại, Sáng tác văn học, Tiếp cận văn học Việt Nam trung đại theo lí thuyết Liên văn bản; Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Tổng quan văn học Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945, Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, Văn học Việt Nam hiện đại 1, Văn học Việt Nam hiện đại 2, Văn học Việt Nam hiện đại 3, Văn học địa phương khu vực miền núi phía Bắc, Văn học Việt Nam hiện đại, Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại, Bản sắc văn hóa trong văn xuôi Việt Nam hiện đại... Ngoài ra, đến nay, Bộ môn Văn học Việt Nam đã đạo tạo được 24 khóa thạc sĩ và 05 khóa NCS chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Không chỉ là nơi đào tạo và giảng dạy văn học Việt Nam ở bậc Đại học và Sau đại học, Bộ môn Văn học Việt Nam còn là một đơn vị nghiên cứu văn học, văn hóa - nghệ thuật với một hệ thống giáo trình, sách chuyên đề, chuyên khảo, chuyên luận có quy mô và chất lượng đáng ghi nhận. Tập trung vào các hướng nghiên cứu chính như: Văn học dân gian những vấn đề truyền thống và hiện đại; Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết; Tiếp cận văn học dân gian từ góc độ khoa học liên ngành; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy Văn học Việt Nam trong chương trình Cao đẳng, Đại học; Phát triển chương trình đào tạo; Ngữ văn Hán Nôm; Văn học trung đại; Văn hóa; Văn học Việt Nam trung đại; Việt Nam học; Văn học Việt Nam hiện đại.; Văn học Việt Nam hiện đại – Lý luận, lịch sử, thi pháp...; Chỉ tính 10 năm gần đây, cán bộ giảng dạy trong bộ môn đã xuất bản được 23 giáo trình và sách chuyên khảo; đã đăng tải được 02 bài báo quốc tế và 177 bài báo khoa học trong nước; đã chủ trì và nghiệm thu 09 đề tài cấp sơ sở, 03 đề tài cấp đại học, 01 đề tài cấp tỉnh, 09 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp nhà nước; hiện tại, giảng viên bộ môn đang tiếp tục chủ trì 01 đề tài cấp cơ sở, 03 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp Nhà nước và tham gia nhiều đề tài các cấp khác.
Hàng năm, Bộ môn Văn học Việt Nam đều tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và đã nhiều năm có công trình nghiên cứu đạt giải Nhất và Nhì về nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tỉnh, Đại học Thái Nguyên, tiêu biểu như: SV Nông Thị Quỳnh Trâm K36, SV Ngọc Hải Anh K40 (giải nhất), SV Nguyễn Phương Dung K44 (Giải Nhì); SV Vũ Minh Tú K41, SV Nguyễn Thị Duyên K42, SV Nguyễn Minh Trang K43, SV Vi Thị Phương K45 (giải Ba),…
Từ ngày thành lập đến nay, Bộ môn Văn học Việt Nam đã tham gia đào tạo được 50 khóa sinh viên đại học chính quy, 24 khóa cao học, 5 khóa NCS và nhiều khóa tại chức, liên thông, chính quy không tập trung; góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội ở nhiều lĩnh vực cơ quan như các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các nhà xuất bản, các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh và truyền hình, các cơ quan văn hóa - nghệ thuật ở trung ương và địa phương... Trong số đó, nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp giữ những trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; khá nhiều sinh viên tốt nghiệp đã trở thành các nhà nghiên cứu có năng lực ở các viện khoa học; nhiều người được biết đến như những nhà khoa học nổi tiếng; nhiều người đã trở thành những giáo sư, phó giáo sư ở các trường đại học khắp cả nước; hàng trăm nhà báo thuộc các cơ quan truyền thông đại chúng quốc gia và địa phương.
http://khoavan.dhsptn.edu.vn/danh-muc_Chan-dung-nha-giao_186.html
http://khoavan.dhsptn.edu.vn/danh-muc_Chan-dung-cuu-sinh-vien_187.html
Trải qua một nửa thế kỉ xây dựng và trưởng thành, tập thể Bộ môn Văn học Việt Nam và nhiều cá nhân đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Phát huy truyền thống quý báu của các thế hệ trước, Bộ môn Văn học Việt Nam sẽ không ngừng tiếp tục phấn đấu để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học nói riêng, xã hội nói chung.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
SốTT |
Họ và tên |
Chức vụ/ nhiệm vụ đảm nhiệm |
SĐT, Email |
1 |
PGS.TS. Dương Thu Hằng |
Trưởng Bộ môn |
0912.938.489 |
2 |
PGS.TS. Cao Thị Hảo |
Phó trưởng Bộ môn |
0983.832.009 caohaokv@gmail.com |
3 |
PGS.TS. Đào Thủy Nguyên |
Trưởng khoa, Bí thư chi bộ |
0915.954.188 thuynguyentn2007@gmail.com |
4 |
PGS. TS Ngô Thị Thanh Qúy |
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu XH nhân văn miền núi, Phó Bí thư chi bộ |
0989.793.169 ngothanhquy2007@gmail.com |
5 |
TS. Hoàng Điệp |
Trợ lí Khoa học Phó CT Công đoàn |
0987.080.376 hoangdiepsptn@gmail.com |
6 |
TS. Ngô Thị Thanh Nga |
Cố vấn học tập |
0982.548.560 thanngamy@yahoo.com.vn |
7 |
TS. Ngô Thị Thu Trang |
Trợ lí Đào tạo |
0915.176.762 ngothutrang2007@gmail.com |
8 |
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu |
Trợ lý Đào tạo |
0982.810.816 minhthu.sptn@gmail.com |
9 |
TS. Ngô Thu Thủy |
Bí thư Đoàn trường |
0912.551.751 thuy31883@gmail.com |
10 |
TS. Trần Thị Nhung |
Cố vấn học tập |
0962.211.286 nhung86edu@gmail.com |
11 |
TS. Dương Nguyệt Vân |
Cố vấn học tập |
0982.145.125 nguyetvandhsptn@gmail.com |
12 |
ThS. Nguyễn Hồng Linh |
Cố vấn học tập |
01674.680.364 nguyenhonglinhmc90@gmail.com |