Nhà giáo Nguyễn Long sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ - miền đất trung du đầy nắng gió. Sau những năm công tác tại miền núi Tây Bắc, thầy được cử đi học tập tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Việt Bắc. Giữa năm 1972, cùng nhiều giảng viên và sinh viên của nhà trường, thầy nhập ngũ và chỉ hai tháng sau đã lên đường vượt Trường Sơn vào chiến trường Khu 5. Sau ngày thống nhất đất nước, thầy trở lại học đường để hoàn thành nốt khóa học và được giữ lại làm giảng viên. Thầy có 28 năm giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại tại Khoa Ngữ văn (kể cả những năm đã sang công tác ở Khoa GD Tiểu học mới thành lập nhưng thầy vẫn giảng dạy cho nhiều khóa sinh viên Khoa Ngữ Văn). Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy, thầy còn tham gia nhiều công tác khác như: Đảng ủy viên Trường ĐHSP, Chi ủy Khoa, Thư ký Công đoàn Khoa, Trưởng Khoa Ngữ Văn. Thầy là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên và Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
(Nhà giáo Nguyễn Long)
Nhà giáo Nguyễn Long là người thầy tận tụy và trách nhiệm. Thầy ghi nhớ được nhiều sinh viên và học viên đã từng cùng thầy đi trên những chuyến đò nghĩa tình năm xưa. Thầy có nhiều cuốn sổ dán danh sách ghi rõ họ tên, thậm chí có cả sơ đồ chỗ ngồi của sinh viên và học viên (do các lớp trưởng viết tay hoặc đánh máy chữ, máy vi tính) cùng ảnh chụp của nhiều lớp sinh viên, học viên mà mình từng giảng dạy trong mấy chục năm qua. Tên tuổi, chức danh, chức vụ, địa chỉ... của rất nhiều các giảng viên trong ngôi nhà chung của Khoa Ngữ văn suốt 50 năm qua, chúng tôi cũng nhờ thầy tìm kiếm và bổ sung cho đầy đủ.
Nhà giáo Nguyễn Long rất say mê nghiên cứu văn học Việt Nam và đã xuất bản 04 đầu sách về nghiên cứu, phê bình (in chung và in riêng), công bố 32 bài báo khoa học trên nhiều tạp chí trung ương và địa phương. Thầy còn là tác giả của 10 tập thơ và có tên trong nhiều tuyển tập thơ khác.
(Những công trình, tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Long đã xuất bản)
Với những cống hiến cho đất nước, cho ngành giáo dục, nhà giáo Nguyễn Long đã được Đảng, Nhà nước ta và nước bạn trao nhiều danh hiệu và giải thưởng đáng tự hào: 06 Huân, Huy chương và Bằng khen cấp Quốc gia; 05 Huy chương, Kỷ niệm chương, Bằng khen cấp Bộ; 02 Bằng khen cấp Sư đoàn và cấp Quân khu; 04 Bằng khen cấp Tỉnh và nhiều giải thưởng văn học - nghệ thuật khác.
(Nhà giáo Nguyễn Long trong Lễ sơ kết và tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí xuất sắc năm 2011)
Mặc dù chuyển sang môi trường sống mới, nhà giáo Nguyễn Long vẫn luôn dõi theo và chia sẻ những vui buồn của Khoa trên hành trình xây dựng và phát triển.
(Nhà giáo Nguyễn Long cùng các nhà giáo Khoa Ngữ Văn, 1 - 2016)
Dưới đây là những thông tin chính về nhà giáo Nguyễn Long:
* THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: NGUYỄN LONG
Nơi sinh: Phú Thọ
Quê quán: Hưng Yên
Thời gian công tác tại Khoa: 1978 - 1997
Đơn vị chuyển đến: 1997 – 2003 (Khoa GD Tiểu học)
Chức vụ cao nhất đã đảm nhiệm: Trưởng khoa Ngữ Văn (1993 – 1997)
Chức danh: Giảng viên chính
Môn học giảng dạy: Văn học Việt Nam hiện đại
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học Việt Nam
Email: nguyenlongdhsp@gmail.com
Các môi trường công tác đã trải qua: Cán bộ Tây Bắc, cán bộ đi học, chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam, giảng viên Trường ĐHSP, chuyên gia giáo dục Căm Pu Chia.
* THÀNH TÍCH ĐƯỢC GHI NHẬN:
Phần 1: Huân, Huy chương... Bằng khen đã được trao:
A. Cấp Quốc gia:
1. Huân chương Kháng chiến (hạng Ba) của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch HĐNN Trường Chinh ký ngày 26- 9- 1985.
2. Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Căm Pu Chia do Chủ tịch HĐNN CCP Heng Xom Rin ký ngày 14- 5- 1991.
3. Huy chương Chiến sĩ Giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Chủ tịch Chính phủ Huỳnh Tấn Phát ký ngày 15- 9-1975.
4. Bằng khen của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký ngày 14-11-2002.
5. Huy hiệu Vì nghĩa vụ Quốc tế của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký ngày 24- 8- 2004.
6. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
B. Cấp Bộ:
I. Huy chương, Kỷ niệm chương:
1. Huy chương Vì Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Tuấn Nhạ ký, ngày 5- 11-2001.
2. Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển ký, ngày 16- 6- 2004.
3. Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam do Chủ tịch, PGS. Họa sĩ Vũ Giáng Hương ký ngày 8- 12- 2005.
II. Bằng khen:
1. Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Minh Hiển ký, ngày 6- 2- 2001.
2. Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Minh Hiển ký, ngày 12- 11- 2001.
C. Cấp Sư đoàn và cấp Quân khu
1. Bằng khen của Chính ủy đơn vị 577 Quân Giải phóng miền Nam (tương đương cấp Sư đoàn) do đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1973.
2. Bằng khen của Cục Chính trị Quân khu 5 Quân Giải phóng miền Nam do Phó Cục trưởng Cục Chính trị QK5 Võ Hữu Hạnh ký ngày 3- 11- 1975.
D. Cấp Tỉnh:
1. Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Thái do Chủ tịch UBND tỉnh Nông Đức Mạnh ký, ngày 18- 1- 1986.
2. Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Thái do Chủ tịch UBND tỉnh Mai Phúc Toàn ký, ngày 15- 5- 1996.
3- Bằng khen của UBND tỉnh Hà Giang do Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Đức Thanh ký ngày 4- 1- 1997.
4. Bằng khen của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên do Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Bắc Son ký ngày 11- 8- 2005.
Phần 2: Các công trình khoa học đã công bố:
I. Sách nghiên cứu, phê bình văn chương:
1. Nguyễn Long - Đào Thủy Nguyên: Suy nghĩ từ những trang văn (Phê bình và tiểu luận), Nxb Giáo dục, H. 2002, 115 tr.
2. Nguyễn Long - Nguyễn Diệu Linh: Những chặng đường thơ (Phê bình và tiểu luận), Nxb Giáo dục, H. 2003, 142 tr
3. Nguyễn Long: Ngọn đèn và trang sách (Phê bình và tiểu luận), Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, H. 2005, 144 tr.
4. Nguyễn Diệu Linh - Nguyễn Long: Cảm nhận thời gian (Phê bình và tiểu luận), Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, H. 2010, 432 tr.
II. Các bài báo khoa học:
1. Nguyền Long: “Đời như có cánh cất cao bay” - Phê bình thơ Bàn Tài Đoàn (Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, số Xuân 1972).
2. Nguyễn Long: “Đồng chí” của Chính Hữu (In trong cuốn Giảng văn, Trường ĐHSP Việt Bắc, 9 – 1980).
3. Nguyễn Long - Huyền Duy: "Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại." (Tạp chí Văn học, số 4 – 1990).
4. Nguyễn Long: “Người trong ống” của Vi Hồng (Tạp chí Văn học, số 2 – 1991).
5. Nguyễn Long: "Trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm" (Giảng văn 12, Trường ĐHSP Việt Bắc, 8 - 1992).
6. Nguyễn Long: "Âm hưởng của “Ánh sáng và phù sa” qua “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên" (Giảng văn 12, Trường ĐHSP Việt Bắc, 8 – 1992).
7. Nguyễn Long: "Bước đầu tìm hiểu một bài thơ của Hồ Chủ Tịch" (Văn nghệ Bắc Thái, số 12 - 1992).
8. Nguyễn Long: "Nguyễn Tuân với “Người lái đò sông Đà” (Tạp chí Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT, số 3 -1993).
9. Nguyễn Long: "Từ “Sông Đà” đến “Người lái đò sông Đà” (Thông báo Khoa học, Trường ĐHSP Việt Bắc, số 1 – 1994).
10. Nguyễn Long: "Ơgien Pôchiê và bài thơ lay động lòng người " (Thông báo Khoa học Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, số 1 – 1998).
11. Nguyễn Long: "Cảm nhận thời gian của Tô Hoài" (Tạp chí Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, số 8 – 1998).
12. Nguyễn Long: “Đôi mắt” trong thơ Nguyễn Đình Thi" (Báo GD và TĐ, số 88 – 1998).
13. Nguyễn Long: "Những vần thơ về “Mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm" (Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục số 34 – 1998).
14. Nguyễn Long: "Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Tô Hoài về miền núi" (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 6 – 1999 và sách “Tô Hoài – về tác gia & tác phẩm”, Nxb Giáo dục, H. 2000).
15. Nguyễn Long: "Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài "(Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, số 44 – 1999).
16. Nguyễn Long: "Tấm lòng của nhà thơ lớn Chế Lan Viên với lãnh tụ kính yêu" (Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 25, 6 – 1999).
17. Nguyễn Long: "Tô Hoài trên hành trình thế kỷ" (Tạp chí Văn học, số 9 – 2000).
18. Nguyễn Long: "Khát vọng và niềm tin thống nhất đất nước trong thơ Giang Nam" (Tạp chí Văn nghệ Nha Trang, số10 – 2000).
19. Nguyễn Long: "Tô Hoài trong tiến trình Văn học Việt Nam hiện đại" (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 9 và 10 – 2000).
20. Nguyễn Long: "Tế Hanh – Nhà thơ của sông nước quê hương" (Tạp chí Văn nghệ Quảng Ngãi, số Xuân 2001).
21. Nguyễn Long: "Tô Hoài và những trang tâm huyết" (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 2 – 2001).
22. Nguyễn Long: "Đào tạo tại chức ở Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên" (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Quản lý Giáo dục trong các trường Sư phạm, Trường ĐHSP - ĐHTN, 11- 2001).
23. Nguyễn Long: "Xây dựng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ đại học sư phạm" (Thông báo Khoa học, Trường ĐHSP - ĐHTN, 11- 2002).
24. Nguyễn Long: "Nguyễn Đình Thi trên quê hương Việt Bắc" (Báo Nhân Dân, số 17440, 25-4-2003 và sách “Nguyễn Đình Thi, cuộc đời và sự nghiệp”, Nxb Hội Nhà văn, H. 2004).
25. Nguyễn Long: "Tình bạn giữa nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nhà báo Mađơlen Ripphô" (Báo Giáo dục và thời đại, 31-1-2004).
26. Nguyễn Long: "Những trang thơ về Điện Biên ngày ấy" (Báo Thái Nguyên cuối tuần, 12-3-2004).
27. Nguyễn Long: "Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi" (Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7 – 2004).
28. Nguyễn Long: "Thơ viết trong ngày toàn thắng về ta" (Báo Thái Nguyên cuối tuần, 14-4-2005).
29. Nguyễn Long: "Nhà Lý luận phê bình văn học, Giáo sư Phong Lê" (Báo Giáo dục và thời đại, số 51, 26-4-2008 và sách “Phong Lê & chúng tôi”, Nxb Hội Nhà văn, H. 2008)
30. Nguyễn Long: "Tô Hoài – văn chương gắn với đời sống" (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 163, 8 - 2008).
31. Nguyễn Long: “Người nhặt vàng từ thời gian” (Báo Văn nghệ TW, số 14, 2 - 4 - 2011).
32. Nguyễn Long: "Dòng thơ theo dấu chân Người" (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 197, 6-2011).
Phần 3: Hoạt động Văn học Nghệ Thuật.
A. Tham gia các Hội:
- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam (từ 2002).
- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên (từ 1987).
B. Đã xuất bản các tác phẩm:
+ Phê bình & tiểu luận:
- Đã xuất bản 4 tác phẩm (in chung và riêng)
+ Thơ:
1. Hoa chuối rừng Nxb Văn hoá Dân tộc - 2003.
2. Một thoáng đời đi Nxb Hội Nhà văn - 2006.
3. Theo mảnh trăng ngàn Nxb Hội Nhà văn - 2007.
4. Mưa nguồn gió núi Nxb Hội Nhà văn - 2008.
5. Núi ấm tình Người Nxb Hội Nhà văn - 2009.
6. Sao khuya đáy suối Nxb Hội Nhà văn - 2009.
7. Ngược dòng sông Lô Nxb Hội Nhà văn - 2010
8. Ngọn núi con sông Nxb Hội Nhà văn – 2011
9. Thác rừng và sóng biển Nxb Hội Nhà văn – 2013
10. Tình yêu biển đảo Nxb Hội Nhà văn - 2014
C. Giải thưởng được nhận:
1. Giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương tặng tác phẩm Văn học, Nghệ thuật xuất sắc về chủ đề Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2010 (tập thơ Núi ấm tình Người).
2. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Việt Nam, năm 2011 (tập phê bình - tiểu luận in chung Cảm nhận thời gian).
- Ngoài ra còn một số giải thưởng cấp tỉnh.