Ngày 23 tháng 10 năm 2018, tại Phòng 302 Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NCS Nguyễn Thị Hạnh Phương đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62220240
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành viên Hội đồng gồm có:
STT |
Họ và tên |
Chuyên ngành |
Đơn vị công tác |
Trách nhiệm HĐ |
1 |
GS. TS Đinh Văn Đức |
Ngôn ngữ học |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
Chủ tịch HĐ |
2 |
GS. TS.Hoàng Trọng Phiến |
Ngôn ngữ học |
Trường Đại học Phương Đông |
Phản biện 1 |
3 |
GS. TS. Lê Quang Thiêm |
Ngôn ngữ học |
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam |
Phản biện 2 |
4 |
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh |
Ngôn ngữ học |
Viện Việt Nam học& Khoa học phát triển, ĐHQGHN |
Phản biện 3 |
5 |
TS. Phạm Thúy Hồng |
Ngôn ngữ học |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
Ủy viên Thư kí HĐ |
6 |
GS. TS Vũ Đức Nghiệu |
Ngôn ngữ học |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN |
Uỷ viên Hội đồng |
7 |
PGS. TS Phạm Văn Tình |
Ngôn ngữ học |
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam |
Uỷ viên Hội đồng |
Kết quả: 5/7 phiếu xuất sắc
Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Luận án đã xác lập được những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; xác định quan điểm về nghiệm thân cũng như đưa ra quan niệm riêng về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.
- Luận án đã phân loại được phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác thành 2 nhóm lớn và 13 tiểu nhóm; xây dựng được bộ tiêu chí xác định điển mẫu của mỗi tiểu nhóm; miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu được thể hiện trong từ điển; miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.
- Luận án cũng đã phân tích, diễn giải cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua mạng lưới ngữ nghĩa được biểu diễn theo sơ đồ tỏa tia ý niệm; chỉ ra một số nét văn hóa- tư duy của người Việt trên cơ sở bước đầu đối chiếu, so sánh với từ ngữ chỉ cảm giác tương đương trong tiếng Anh.
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được ứng dụng để giải thích con đường chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt nói riêng, giải thích sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ nói chung; là tài liệu tham khảo hữu ích để dạy học ngữ văn trong nhà trường, để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như trong việc xây dựng từ điển Tiếng Việt.
Một số hình ảnh của buổi bảo vệ
Nguồn tin: Ban Truyền thông khoa Ngữ văn